Chuyên môn là gì? Những chuyên môn cần có trong một số ngành nghề “HOT” nhất hiện nay
Chuyên môn là gì? Là một trong những yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến lợi thế cùng khả năng cạnh tranh của các ứng viên khi xin việc. Vậy kỹ năng chuyên môn là những kỹ năng nào? Cần lưu ý điều gì khi viết trình độ chuyên môn trong CV? Tất cả những thắc mắc này sẽ được haiphongjob.vn giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây.
Nội Dung Chính
Chuyên môn là gì?
Chuyên môn hay còn được biết đến với định nghĩa khác là năng lực chuyên môn là gì. Được bao gồm từ những kỹ năng, kiến thức đã được đào tạo và áp dụng một cách đầy đủ, bài bản vào một ngành nghề, lĩnh vực cụ thể.

Năng lực hành vi cùng năng lực chuyên môn là hai nhân tố cấu thành nên năng lực nhân viên. Từ đó xây dựng được hệ thống năng lực trong doanh nghiệp. Chính vì vậy, chuyên môn luôn là yếu tố quan trọng được các nhà tuyển dụng đặt lên hàng đầu khi tuyển dụng nhân viên của mình. Việc rèn luyện chuyên môn vững vàng. Sẽ giúp ích rất lớn khi bắt tay thực hiện công việc mà mình đảm nhiệm. Chuyên môn cũng là yếu tố quyết định nên giá trị và năng lực của một nhân viên.
Tầm quan trọng của lĩnh vực chuyên môn là gì
Khi đảm nhận với bất kỳ một công việc nào, cũng sẽ đều đòi hỏi bạn phải có chuyên môn. Những chuyên môn đó cần phải được đào tạo bài bản và tích lũy dần qua thời gian cũng như kinh nghiệm làm việc thực tế.
Các nghề nghiệp đặc thù như bác sĩ, kỹ sư, giáo viên, chuyên gia phân tích tài chính và luật sư. Luôn là những ngành nghề đi kèm với yêu cầu chuyên môn khắt khe. Để ứng tuyển được vào các vị trí của các ngành nghề này, bạn cần giỏi cả trình độ lẫn kỹ năng mềm.
Các yếu tố cấu thành chuyên môn là gì
Có nhiều yếu tố bên trong nội lực một con người để tạo thành chuyên môn. Tuy nhiên, người ta thường dựa vào các yếu tố sau để nhìn nhận chuyên môn của một người
Kiến thức chuyên môn
Kiến thức chuyên môn là gì?
Kiến thức chuyên môn được định nghĩa là lĩnh vực kiến thức riêng của một ngành bất kỳ. Đi cùng với nó là khái niệm về công việc chuyên môn và trình độ chuyên môn.
Công việc chuyên ngành là công việc yêu cầu người lao động có kỹ năng làm việc chuyên nghiệp với những kiến thức đã được huấn luyện bài bản.
Trình độ chuyên ngành có thể hiểu là khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng, thái độ vào công việc một cách hiệu quả và nhất quán.
Kiến thức chuyên môn được đánh giá qua 5 mức độ
Cấp độ 1: Chủ động tìm hiểu, ghi nhớ lý thuyết.
Cấp độ 2: Có năng lực tổng hợp, hệ thống hóa lý thuyết và cập nhật kiến thức mới.
Cấp độ 3: Vận dụng một cách có định hướng các kiến thức lý thuyết có được. Sau khi đã được tìm hiểu, ghi nhớ, tổng hợp, hệ thống hóa và cập nhật vào công việc.
Cấp độ 4: Nhận xét được hiệu quả công việc của những người có cùng chuyên ngành nghiệp vụ. Từ đó có thể phán đoán và phân tích được các tình huống bất ngờ có thể xảy ra.
Cấp độ 5: Có năng lực chỉ dẫn, đào tạo và đào tạo người mới. Tìm ra được những phương pháp đem lại hiệu quả cao trong công việc và xử lý được mọi tình huống phát sinh.
Kỹ năng chuyên môn
Bên cạnh kiến thức, kỹ năng chuyên môn hay còn được hiểu là trình độ chuyên môn. Cũng là yếu tố quan trọng hàng đầu để đánh giá trình độ của một người xét trên phương diện chuyên môn nào đó. Kỹ năng chuyên môn là gì? Được hiểu là khả năng áp dụng những kỹ năng, kiến thức đã được đào tạo bài bản vào một ngành nghề hoặc lĩnh vực cụ thể.
Kỹ năng chuyên môn là những nội dung và kiến thức mang tính học thuật. Bên cạnh những kỹ năng đi kèm để bổ trợ cho công việc. Đối với mỗi ngành nghề cần có những kỹ năng kèm theo khác nhau.

Kỹ năng chuyên môn không tự nhiên xuất hiện mà phải được trau dồi liên tục. Nhất là trong thời đại công nghệ hóa – hội nhập hóa thì càng nên cập nhật tri thức mới. Để bồi dưỡng và bắt kịp những yêu cầu kỹ năng về chuyên môn. Đáp ứng mọi quá trình hội nhập cũng như đuổi kịp tiến trình công nghiệp được đổi mới liên tục.
Ví dụ: Yêu cầu về kỹ năng chuyên môn khi tuyển kế toán tại hải phòng được đánh giá các kỹ năng liên quan đến nghiệp vụ như: xử lý các chứng từ, số liệu, khả năng nhạy bén trước những con số… Bên cạnh đó, là những kỹ năng bổ trợ cho công việc như: ngoại ngữ, sử dụng phần mềm, tin học văn phòng,…
Sức khỏe nghề nghiệp
Công việc nào cũng cần có sức khỏe thì mới có thể làm được. Tuy vậy, có thể nhiều người sẽ bỏ qua tầm quan trọng cần thiết của yếu tố này. Nhưng trên thị trường lao động, lại có rất nhiều công việc yêu cầu người làm cần có sức khỏe tốt. Bên cạnh những kỹ năng và kiến thức chuyên môn. Điển hình như các lĩnh vực như phi công, tiếp viên hàng không,…
Năng lực chuyên môn là gì của một số ngành nghề
Mỗi một ngành nghề sẽ có những kỹ năng chuyên môn riêng dựa theo yêu cầu từ đặc thù công việc. Dưới đây là một số kỹ năng chuyên một của từng ngành nghề cơ bản để bạn tham khảo:
Tài chính – ngân hàng
Có kỹ năng phân tích và kỹ năng hoạch định tài chính. Thành thạo mô phỏng thanh toán quốc tế và kỹ năng phân tích, định giá công ty.
Xem thêm: “việc làm ngân hàng tại Hải Phòng”
Hành chính văn phòng
Cần có kỹ năng tìm việc và viết hồ sơ xin việc. Các kỹ năng trả lời phỏng vấn và các nghiệp vụ văn phòng. Cần được trau dồi và tích lũy khi muốn tham gia ứng tuyển vào vị trí tuyển nhân viên văn phòng tại hải phòng
Quản trị kinh doanh
Bắt buộc phải có kỹ năng quản lý và tư duy sáng tạo. Đây là yêu cầu tiên quyết đối với những ứng viên muốn tham gia ứng tuyển vào vị trí việc làm giám đốc kinh doanh tại hải phòng. Cũng như những ứng viên tìm việc làm nhân viên kinh doanh. Hai kỹ năng đó cũng vô cùng quan trọng. Bên cạnh các kỹ năng lập hồ sơ và xin việc. Kỹ năng trả lời khi tham dự phỏng vấn trong các dự án và kỹ năng viết thành thạo.

Ngoại ngữ
Các kỹ năng văn phòng và dịch thuật. Đây là những yêu cầu bắt buộc đối với các vị trí việc làm liên quan như việc làm phiên dịch tiếng hàn tại hải phòng,….
Kế toán – kiểm toán
Các kỹ năng về báo cáo như tài chính, tổng kết chi tiêu, các hóa đơn giấy tờ, chứng từ. Kỹ năng xử lý hồ sơ và chứng từ kế toán và kỹ năng sử dụng Excel trong kiểm toán.
Kinh tế
Các kỹ năng soạn thảo văn bản, các hợp đồng và kỹ năng tìm việc để buổi phỏng vấn thành công. Phân tích rủi ra bằng các phần mềm hỗ trợ thông minh. Điển hình là phần mềm Crystal ball.
Phân biệt trình độ học vấn, trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn
Có khá nhiều người thường nhầm lẫn giữa trình độ học vấn, trình độ chuyên môn với trình độ văn hóa. Tuy nhiên, đây là 3 khái niệm hoàn toàn khác nhau
Cách hiểu theo nghĩa thông thường
Trình độ học vấn là gì? Đây là cụm từ để chỉ mức độ của việc học của một người nào đó mà họ đạt được qua quá trình học tập tại trường lớp.
Trình độ chuyên môn như đã định nghĩa và phân tích như ở trên. Là khả năng và năng lực giải quyết công việc đòi hỏi các kiến thức chuyên môn trong từng lĩnh vực cụ thể.
Trình độ văn hóa là gì? Đây là khái niệm khá trừu tượng, và rộng lớn. Bao gồm tất cả các công cụ, vật chất, chữ viết, ngôn ngữ, nghệ thuật,… Thể hiện được mức độ phát triển về nhận thức văn hóa và văn hóa ứng xử dựa theo chuẩn mực xã hội

Cách viết trong sơ yếu lý lịch
Những bạn có nhu cầu tìm việc hoặc khai báo hành chính. Sẽ thường xuyên cần phải làm việc với sơ yếu lý lịch. Và trong sơ yếu lý lịch có một phần rất quan trọng và khiến nhiều người nhầm lẫn giữa các mục “trình độ chuyên môn” và “trình độ văn hóa” và “trình độ học vấn”. Vậy 3 mục này có điểm gì khác nhau?
Trình độ chuyên môn
Thể hiện việc bạn đã hoàn thành chương trình đào tạo của 1 chuyên ngành cụ thể nào đó. Được chia thành nhiều cấp bậc khác nhau như: Tiến sĩ, Thạc sĩ, Cử nhân, Kỹ sư,…
Chẳng hạn như trình độ chuyên môn của giáo viên là cử nhân Sư phạm Toán Tin/ Hóa Sinh,….
Trình độ văn hóa
Là việc thể hiện bạn đã hoàn thành các cấp bậc của chương trình giáo dục nào đó. Chẳng hạn như 9/12 (học hết lớp 9); 12/12, Đại học, Cao đẳng,…
Trình độ học vấn
Trình độ học vấn thể hiện khả năng học vấn của một cá nhân đã đạt tới mức độ nào. Thường thể hiện qua các cấp bậc như: Tiểu học – Trung học cơ sở, Trung học phổ thông, Trung cấp, Cao đẳng, Đại học,…
Trình độ học vấn bao hàm 2 yếu tố: Trình độ văn hóa + trình độ chuyên môn.
Giá trị trong CV xin việc của trình độ chuyên môn là gì
Sự cạnh tranh trên thị trường việc làm tại hải phòng theo mỗi năm đều ngày một càng tăng cao. Chính vì vậy để có một công việc tốt, hợp với khả năng của bản thân. Bạn cần chú ý về trình độ chuyên môn là gì cũng như kỹ năng mềm khi điền thông tin xin việc.
Đối với những ngành nghề đòi hỏi chuyên môn, bạn cần chú ý làm nổi bật kỹ năng trong CV để ghi điểm trước nhà tuyển dụng. Hãy liệt kê chính xác bao gồm cả kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm. Bởi chúng đều rất quan trọng trong quá trình bạn tìm hiểu việc làm và hoạt động nghề nghiệp. Nhằm chứng minh rằng bạn hoàn toàn có đủ trình độ để có thể đảm nhiệm được những vị trí mà công ty tuyển dụng.
Những kỹ năng không thể thiếu của lĩnh vực chuyên môn là gì trong CV
Kỹ năng làm việc nhóm
Quá trình làm việc nhóm yêu cầu mọi thành viên phải có sự phối hợp ăn ý, công bằng để cùng nhau thực tốt nhiệm vụ. Khi sở hữu kỹ năng làm việc nhóm tốt, bạn sẽ dễ dàng hòa nhập vào tập thể và đem lại kết quả tích cực. Kỹ năng này bao gồm những bí quyết sau:
- Các cá nhân tự đánh giá và bổ sung thiếu sót cho nhau
- Tôn trọng và lắng nghe ý kiến của người khác để cùng nhau thảo luận, đóng góp ý kiến
- Biết phân chia công việc thật công bằng và đồng đều, phù hợp với khả năng từng người
- Có ý thức trách nhiệm cho công việc chung, tránh làm phiền tập thể chỉ vì một cá nhân không nghiêm túc

Kỹ năng quản lý
Kỹ năng quản lý bao gồm kỹ năng điều hành, tổ chức và giám sát nhân sự. Người quản lý giỏi sẽ góp vai trò quan trọng trong việc thiết lập mục tiêu kinh doanh. Từ đó, công tác quản lý hướng đến một môi trường làm việc chuyên nghiệp hơn, cùng nhau cống hiến cho mục đích chung. Tuy nhiên, kỹ năng quản lý cũng đi kèm với những thử thách trước khó khăn, trở ngại. Đòi hỏi người lao động phải luôn tìm hiểu để xác định được cách giải quyết đúng đắn.
Kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề
Kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề thường được áp dụng dựa theo mô hình 6H. Bạn cần tìm hiểu và trả lời những câu hỏi bao gồm: What (cái gì?), When (khi nào?), Why (tại sao?), Where (ở đâu?), Who (ai?), How (làm thế nào?). Trước mỗi tình huống gian khó, bạn hãy thử đặt ra câu hỏi:
- Sự việc này là gì?
- Sự việc xảy ra vào thời điểm nào?
- Tại sao lại xảy ra sự việc?
- Sự việc xảy ra ở đâu?
- Những ai có liên quan đến sự việc?
- Làm thế nào mà sự việc xảy ra được?

Kỹ năng sắp xếp và lập kế hoạch
Kỹ năng lập kế hoạch giúp bạn rèn luyện tư duy theo hệ thống. Từ đó dự đoán được trước các tình huống bất ngờ. Bên cạnh đó là khả năng quản lý thời gian cân đối, phối hợp xử lý được nhiều việc đồng thời cùng lúc, nhưng vẫn đảm bảo được năng suất và tiến độ.
Để thành thạo kỹ năng sắp xếp và lập kế hoạch, bạn cần chú ý liệt kê những nội dung sau đây:
- Yêu cầu cụ thể của công việc
- Nội dung cần làm
- Địa điểm, thời gian cụ thể
- Cách thức thực hiện công việc
- Những lưu ý liên quan
- Thời hạn deadline
Kết luận
Như vậy, những chia sẻ trên đây của haiphongjob.vn đã giúp bạn hiểu rõ hơn “chuyên môn là gì?”. Những yếu tố cấu thành chuyên môn của bản thân. Giúp bạn nắm được các kỹ năng chuyên môn cần thiết để tăng giá trị của bản thân khi ứng tuyển vào vị trí phù hợp.Có vai trò rất quan trọng trong CV xin việc của bạn.
Với bài viết này, chắc hẳn các bạn đã không còn bị nhầm lẫn khi ghi trình độ văn hóa và chuyên môn của mình phải không nào?